Môi giới hàng hải
Điều 150 – Khoản 1 (Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990) có khái niệm về môi giới hàng hải như sau :
” Người môi giới hàng hải là người làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng vân chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng cho thuê tàu, hợp đổng mua bán tàu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo sự uy thác từng vụ việc của người uy thác”.
Như vậy, Công việc chủ yếu của người môi giới là làm cầu nối giữa hai bên chủ tàu và chủ hàng ký kết hợp đồng và được hưởng hoa hổng môi giới. Đôi khi người môi giới lại làm đại lý cho tàu nên về phương diện nghiệp vụ phải có những kiến thức chuyên môn đặc biệt .
SMM Hamburg 2014 – Hội chợ Thương mại ngành công nghiệp Hàng hải
Lịch sử ra đời :
Nghề môi giới thuê tàu ra đời vào cuối thế kỷ 19, một cách tự phát do sự đòi hỏi cấp bách của ngành Ngoại thương và đội tàu buôn thế giới là phải có một cơ chế tập trung đầu mối để sử dụng được tối đa năng lực nhằm thỏa mãn yêu cầu chuyên chở hàng hóa ngày một tăng. Được phát triển mạnh trong thế kỷ 20, giờ đây, nghề môi giới thuê tàu có vị trí đặc biệt không thể thiếu trên thị trường vận tải biển. Nước Anh là nước được coi là có công đầu trong việc hình thành nên thị trường thuê tàu và đề ra những tiêu chuẩn về năng lực và đạo đức của nghề mới ra đời này.
Tại Việt Nam, từ năm 1954 đến khi nền kinh tế mở cửa (1986) hoạt động môi giới thuê tàu và cho thuê tàu là một trong những chức năng độc quyển của Vietfracht do Nhà nước giao , Công ty Vận tải và Thuê tàu – thành lập ngày 18/2/1963 theo quyết định số 103/BNT-QĐ-TCCB của Bộ Ngoại thương và được bàn giao sang Bộ Giao thông Vận tải theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) số 334/CT-HĐBTngày 1/10/1984. Từ năm 1986, khi nền kinh tế mở cửa và nhất là từ năm 1990, đặc biệt là sau khi Luật Hàng hải Việt Nam ra đời , nghề môi giới thuê tàu được tự do phát triển mạnh với sự tham gia của hàng trăm công ty lớn nhỏ thuộc các thành phẩn kinh tế khác nhau.